Từ khi nào ý tưởng sử dụng vách ngăn trong thiết kế nội thất được bật mí. Có lẽ để trả lời cho câu hỏi chẳng có gốc rễ này chúng ta nên bắt đầu từ việc tua lại xu hướng nội thất trong những năm vừa qua.
Nhắm vào điều kiện thực tế nhiều hơn là vẽ vời ra những ý tưởng chẳng thể thực hiện nổi đến 50%, các nhà thiết kế đã chăm chút nhiều hơn trong việc đảm bảo mọi thuận lợi dành cho gia chủ.Từ phong thủy, cho đến cách bày biện, trang hoàng, rồi chuyện đầu tư kinh phí, tối ưu diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhắm vào điều kiện thực tế nhiều hơn là vẽ vời ra những ý tưởng chẳng thể thực hiện nổi đến 50%, các nhà thiết kế đã chăm chút nhiều hơn trong việc đảm bảo mọi thuận lợi dành cho gia chủ.Từ phong thủy, cho đến cách bày biện, trang hoàng, rồi chuyện đầu tư kinh phí, tối ưu diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Khẩu hiệu: “ở đâu có cần ngăn chúng tôi có vách” của nhiều thương hiệu hô hào cũng chứng tỏ phần nào, vách ngăn đã được sử dụng từ khá lâu và hiện tại nó vẫn thuộc Top mặt hàng phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất, thậm chí là không thể thiếu.
Ngoài việc phân chia không gian, tiết kiệm diện tích, đảm bảo thẩm mỹ, cách âm, vách ngăn còn là sản phẩm thông minh cho những căn hộ hạn hẹp về diện tích, tạo ra sự phân tách, độc lập của không gian, tạo môi trường chuyên nghiệp.
Không đa dạng và phong phú như những sản phẩm nội thất khác: bàn ghế, giường, tủ… Vách ngăn mang đặc thù riêng, tuy có nhiều kiểu vách ngăn: vách ngăn văn phòng, vách ngăn di động, vách ngăn vệ sinh… nhưng không phải không gian nào cũng có thể phù hợp. Bởi vậy, sự tương thích trong thiết kế sẽ là chìa khóa nội thất hoàn hỏa cho từng chủ thể, sử dụng vách phải phù hợp với từng không gian, chức năng, văn hóa vùng miền, quốc gia…
Sử dụng vách ngăn tại Việt Nam
Trong các thiết kế nội thất của người Việt, vách ngăn có từ xa xưa. Cũng không hẳn là một bức tường, càng không phải là chiếc vách ngăn theo đúng nghĩa tử tế, cấu thành từ tre lứa, cành cây cọ được lẹp lại và phân vùng trong các ngôi nhà cổ xưa cách đây vài chục năm về trước. Cho đến những tấm vách lửng bằng gỗ tạm bợ, và cũng có thể là chắc chắn trong các gia đình địa chủ. Và hiện tại, vách ngăn được thiết kế theo đúng nghĩa, đúng bản chất của nó, thậm chí còn được cách điệu và là xu hướng thời thượng trong các thiết kế hiện đại.
Vách ngăn ở việt nam được sử dụng tương đối phong phú bởi nhiều chủng loại vật liệu khác nhau, từ những vật liệu xây dựng cổ xưa nhất là tre nứa đến những vật liệu hiện đại như: composit, nhôm, kính, gỗ, nỉ… Mỗi chất liệu đều mang 1 đặc tính riêng: vách ngăn cố định mang tính chắc chắn, vách ngăn di động có khả năng di chuyển, linh hoạt, vách ngăn vệ sinhcó khả năng chống nước, vách ngăn đóng và mở như là bình phong tạo không gian e ấp, vách ngăn kính bao che bảo vệ nhưng không chia cắt không gian và mang tính ước lệ, tạo sự thông thoáng và không bị bo hẹp về tầm nhìn…
Các yếu tố tác động tới việc sử dụng vách ngăn:
+ Các nhu cầu có thể lượng hoá (có thể quy ra số lượng): tại sao phải dùng vách ngăn, cần bao nhiêu không gian để phù hợp với lượng người trong cùng 1 gia đình.
+ Nhu cầu không thể lượng hoá: văn hoá, xem nhu cầu sử dụng và việc phù hợp trong lối thiết kế kiến trúc mới, họ sẽ đón nhận hay không đón nhận.
+ Thoả mãn kinh tế: Trên thực tế các căn hộ được thường thiết kế có diện tích phổ biến từ khoảng 60 – 110 m2. Việc sử dụng vách ngăn là nhu cầu tất yếu. Để tạo không gian linh động khác nhau cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và kinh tế của gia chủ, cần chọn được vật liệu vách ngăn phù hợp.
+ Các nhu cầu có thể lượng hoá (có thể quy ra số lượng): tại sao phải dùng vách ngăn, cần bao nhiêu không gian để phù hợp với lượng người trong cùng 1 gia đình.
+ Nhu cầu không thể lượng hoá: văn hoá, xem nhu cầu sử dụng và việc phù hợp trong lối thiết kế kiến trúc mới, họ sẽ đón nhận hay không đón nhận.
+ Thoả mãn kinh tế: Trên thực tế các căn hộ được thường thiết kế có diện tích phổ biến từ khoảng 60 – 110 m2. Việc sử dụng vách ngăn là nhu cầu tất yếu. Để tạo không gian linh động khác nhau cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và kinh tế của gia chủ, cần chọn được vật liệu vách ngăn phù hợp.
Vì sao phải sử dụng vách ngăn thay thế cho tường cố định
Có lý tưởng không nếu như vách ngăn chỉ có mỗi tác dụng ngăn chia phòng, không gian mà bỏ qua hàng loạt các chức năng sống khác như: trang trí, độ an toàn, công năng…
+ Vật liệu gạch truyền thống bản chất là rất bền bỉ và cố định, chính bởi vậy có hiếm hoi những loại vách ngăn có thể được thay thế hoàn toàn.
+ Nếu sử dụng cách chất liệu như: thạch cao, vách gỗ, composite… có thể việc tạo hình là rất tốt, phù hợp với việc trang trí nội thất do có thể uốn cong, sóng lượn, nhưng độ bền cơ lý hóa thấp, khả năng chịu tác động của môi trường không cao, đòi hỏi người sử dụng phải biết giữ gìn, tuổi thọ của kết cấu kém bởi vậy nó cũng không thể so sánh được với mặt hàng vách ngăn.
+ Nếu sử dụng cách chất liệu như: thạch cao, vách gỗ, composite… có thể việc tạo hình là rất tốt, phù hợp với việc trang trí nội thất do có thể uốn cong, sóng lượn, nhưng độ bền cơ lý hóa thấp, khả năng chịu tác động của môi trường không cao, đòi hỏi người sử dụng phải biết giữ gìn, tuổi thọ của kết cấu kém bởi vậy nó cũng không thể so sánh được với mặt hàng vách ngăn.
Với vật liệu ngăn chia bằng kính có ưu điểm về độ sáng bóng, độ trong suốt cao, rất thích hợp cho các loại vách ngăn chia, nhưng cũng không thể thay thế 100% vách trong một không gian sống mà gần như chỉ sử dụng cho vách mặt tiền công trình và một số những mảng ngăn chia nhẹ giữa hai không gian liền kề.
Các không gian có thể sử dụng vách ngăn một cách hữu dụng
Để phân chia phòng ngủ của bố mẹ nên sử dụng vách cố định để đảo bảo độ riêng tư, kín đáo cần thiết, trong trường hợp nhà quá chật, diện tích quá hạn hẹp chúng ta cũng có thể dùng vách ngăn di động. Nếu vợ chồng chưa có con phòng ngủ nên sử dụng vách kính để tạo sự thông thoáng, tránh ẩm mốc, đảm bảo không bị ẩm ước, mùi.
Vách ngăn di động còn được sử dụng ngăn chia không gian sinh hoạt chung, phòng khách là không gian dành cho tất cả mọi người nên sử dụng vách ngăn di động để tạo anco (phân chia) – đây là không gian tương đối phù hợp cho gia đình có người giúp việc. Khi không sử dụng vào ban ngày, chức năng anco (phân chia) sẽ dẹp bỏ cho chức năng phòng khách và sinh hoạt chung.
Ngăn mùi, không chật chội, kín đáo, riêng biệt và thẩm mỹ là những công dụng phù hợp nhất khi sử dụng vách ngăn kính cho phòng bếp. Kín là kín về mùi và mở là mở rộng trường nhìn để đáp ứng được chức năng không gian đã nêu trên.
Ngoài những chức năng sử dụng đã nêu, vách ngăn còn giảm tải cho kết cấu công trình, trọng lượng vách nhẹ, bản thân nó còn mang trong mình những yếu tố của văn hoá nữa, bề mặt vách có thể được trang trí họa tiết mang văn hóa phương đông, hoặc làm nổi bật văn hóa vùng miền.